TTO – Sáng 12-3, hàng trăm cổ động viên đã chen lấn, xô đẩy ở SVĐ Lạch Tray để mua vé trận đấu giữa Hải Phòng – Hà Nội. Trong khi đó, SVĐ Cẩm Phả bất ngờ thông báo mở cửa cho 2.500 khán giả vào sân.
Theo lịch thi đấu đã được ban hành, các trận đấu bù vòng 3 V-League sẽ được diễn ra trong hai ngày 13 và 14-3.
Cụ thể, ngày 13-3 sẽ diễn ra hai trận: SHB Đà Nẵng – Hồng Lĩnh Hà Tĩnh (sân Hòa Xuân), Hải Phòng – Hà Nội (sân Lạch Tray); ngày 14-3 diễn ra ba trận đấu: Hoàng Anh Gia Lai – Topenland Bình Định (sân Pleiku), Than Quảng Ninh – TP.HCM (sân Cẩm Phả), Viettel – Becamex Bình Dương (sân Hàng Đẫy).
Sáng 12-3, CLB Hải Phòng đã tiến hành bán vé trận đấu giữa Hải Phòng – Hà Nội diễn ra trên sân Lạch Tray lúc 18h ngày 13-3. Ban tổ chức trận đấu thông báo sẽ mở bán trong 4 đợt vào sáng, chiều ngày 12 và 13-3. Người đến mua vé phải xếp hàng, đeo khẩu trang. Có 5.000 vé được bán ra trong trận đấu này.
Tuy nhiên cảnh tượng bán vé sáng 12-3 tại SVĐ Lạch Tray diễn biến hoàn toàn khác. Dù chỉ có vài trăm cổ động viên đến mua vé nhưng cảnh chen lấn, xô đẩy đã diễn ra. Vì phải chen lấn, xô đẩy nên việc giãn cách, phòng chống dịch COVID-19 không được đảm bảo.
Dù đã có kinh nghiệm bán vé nhiều năm, nhiều trận đấu nóng nhưng cách làm của CLB Hải Phòng được ban điều hành giải đấu đánh giá là không thể chấp nhận được.
Trong khi đó, ngày 12-3, CLB Quảng Ninh cho biết thay vì tổ chức trận đấu giữa Than Quảng Ninh – TP.HCM không có khán giả thì ban tổ chức quyết định cho 2.500 khán giả vào sân Cẩm Phả. Đây đều là những người đã có vé theo mùa của CLB Than Quảng Ninh.
Trọng tài FIFA Elite Ngô Duy Lân sẽ là người bắt chính trận cầu tâm điểm vòng 3 giữa Hải Phòng – Hà Nội. Trong khi đó trọng tài FIFA Hoàng Ngọc Hà bắt chính trận Than Quảng Ninh – TP.HCM.
Theo bongdaplus
- Carmelo Anthony muốn gắn bó lâu dài với Portland Trail Blazers
- Manchester United và Man City được BTC Premier League ưu ái
- Sân Emirates mở cửa, CĐV Arsenal được phép trở lại từ tháng 10
- Siêu cúp nước Anh: Cái duyên của Arteta giúp Arsenal vô địch
- Vẻ đẹp mê hoặc của đồi chè Long Cốc, Phú Thọ: Nơi “trốn dịch” lý tưởng