Du Lich Ghé quán cốn sủi “xếp hàng đợi” tại Sa Pa, ngày bán vèo vèo hết 300 tô Bát cốn sủi nóng hổi, lại thêm hương thơm nồng, cái ấm nóng từ đủ thứ gia vị hoà quyện nhanh chóng ngấm vào từng giác quan của thực khách. Cốn sủi (hay còn gọi phở khan) là món ăn xuất xứ từ người Hoa nhưng rất nổi tiếng tại Lào Cai. Không khó để bạn tìm thấy món ăn này tại thành phố Lào Cai nhưng khi đặt chân đến Sa Pa thì lại chỉ có một quán ăn duy nhất trên đường Điện Biên Phủ có cốn sủi “chuẩn vị”. Đó là lí do, món ăn này trở nên độc đáo, thu hút với du khách Sa Pa dù đôi khi họ phải chờ cả tiếng mới đến lượt thưởng thức. Nhấn để phóng to ảnh Một bát cốn sủi gồm rất nhiều nguyên liệu khác nhau: sợi phở, thịt xá xíu thái chỉ, trứng gà, sợi mì giòn, rau húng, hành lá cùng nước sốt sền sệt… Anh Nguyễn Đức Kiên – chủ quán cốn sủi duy nhất tại Sa Pa chia sẻ: “Tôi mất gần nửa năm để theo học người thầy người Hoa – chủ quán cốn sủi ông Hà ở Lào Cai. Hầu hết các thành phần trong món ăn tôi đều phải tự tay thực hiện và thời gian chuẩn bị lên đến 10 -12 tiếng/ngày”. Nhấn để phóng to ảnh Anh Kiên mở quán cốn sủi tại Sa Pa đã hơn 3 năm nay. Mùa lễ, tết, ngày cao điểm, cửa hàng anh bán được 500 – 600 bát cốn sủi, còn bình thường dao động từ 200 – 250 bát/ngày. “Có khi khách vẫn còn chờ nhưng mình không thể phục vụ được nữa vì món ăn này mất thời gian chuẩn bị rất lâu. Hết nguyên liệu thì đành phải xin lỗi và hẹn khách quay lại vào ngày mai”, anh Kiên nói. Nhấn để phóng to ảnh Sợi phở dùng trong món cốn sủi là phở lá được anh Kiên đặt mua rồi mang về tự cắt bằng tay. Theo anh loại phở lá này mới đủ độ dai, khi được ngâm trong nước sốt thì thấm gia vị hơn. Người ăn hoàn toàn có thể cảm nhận được sự khác biệt của sợi phở trong món cốn sủi so với phở bò thông thường. Nhấn để phóng to ảnh Nước sốt là khâu mất thời gian chuẩn bị nhất. Mỗi nồi nước sốt được ninh trong 10 -12 tiếng với 12 loại gia vị khác nhau. Trong thời gian đó, anh phải thường xuyên canh để nồi nước sốt trong, thơm, đạt được độ sệt như ý. Nhấn để phóng to ảnh Món thịt xá xíu được ướp gia vị trong 45 phút. Màu đỏ của thịt là màu của gấc tươi nên đượm màu và thơm. Sau đó thịt được om trên chảo 1 tiếng cho chín đều, thấm gia vị; rồi chiên lại với dầu ăn cho thật giòn. Riêng công đoạn làm thịt xá xíu đã mất 3 giờ đồng hồ. Nhấn để phóng to ảnh Nhấn để phóng to ảnh Thịt xá xíu để nguội rồi được thái sợi. Nhấn để phóng to ảnh Bát cốn sủi trở nên đặc biệt, lạ miệng, khác với phở hay bánh canh thông thường còn là nhờ vào món mì giòn giòn, thơm thơm. Những sợi mì này được gọi là mì giòn. Nhấn để phóng to ảnh Mì giòn được anh Kiên tự làm hàng ngày từ bột mì, đường, bột canh sau đó cán mỏng, kéo thành sợi dài. Những sợi mì được chiên qua dầu nóng cho ràng ruộm, giòn tan, ăn vừa giống bim bim. Mỗi mẻ mì giòn được làm trong 1 đến 1,5 tiếng mới hoàn thành. Nhấn để phóng to ảnh Nhấn để phóng to ảnh Khi ăn cốn sủi, thực khách thường thêm một chút nước cốt chanh, một ít lạc thơm giòn. Bát cuốn sủi nóng hổi, lại thêm hương thơm nồng, cái ấm nóng từ đủ thứ gia vị hoà quyện nhanh chóng ngấm vào từng giác quan. Món này thường được ăn vào buổi sáng, cực kỳ thích hợp với khí hậu se lạnh vào sáng sớm của Sa Pa mù sương. Theo Dantri Xem thêm: Trường đua Catalunya – nơi diễn ra chặng 6 mùa giải F1 2020 và những điều đặc biệt Cavani khoe cơ bắp ‘như thanh niên’ trước trận ra mắt M.U Siêu cúp nước Anh: Cái duyên của Arteta giúp Arsenal vô địch Fati hợp tác với bạn thân của CR7 Messi vào top những cầu thủ trung thành nhất châu Âu Bài viết cùng chủ đề: Lạc vào “vương quốc” lò gạch trăm tuổi ở Vĩnh Long Vì sao không cần lo lắng nếu lỡ bị mất ví tiền hay đồ có giá trị ở Nhật Bản Ngon khó cưỡng nếm thử món lẩu cá linh bông điên điển chỉ có ở miền Tây Khu dưỡng sang trọng ở SaPa, khách thỏa sức trải nghiệm văn hóa bản địa Quán cà phê kiểu Nhật cho khách tự pha chế như trong phòng thí nghiệm Hoa súng chùa Hương đẹp nao lòng giữa mùa đông Đặc sản bốc mùi như…. mùi hôi từ nhà vệ sinh Đẹp ngỡ ngàng cây bàng “cô đơn” ở Bình Thuận Những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới 2020 Du khách mê mẩn với đầm sen nở rực ở ngoại thành Sài Gòn Thịt chuột – Món ăn đặc biệt giữa thời dịch bệnh Trải nghiệm ẩm thực 5 sao tại Phú Quốc Ăn sống sâu gỗ bò lúc nhúc trong thân gỗ mục Người Ê Đê đãi khách đến nhà bằng món… kiến vàng Huế mở cửa chốn ‘bồng lai tiên cảnh’ cho khách tham quan miễn phí Bánh mì Sài Gòn, món ăn “vua” thời Covid-19