Vào chiều ngày 2/3/2021, Nguyễn Phúc Long sẽ so cơ với Tạ Văn Linh, bắt đầu cuộc chiến pool 10 dài 3 ngày của “Thách đấu B52”.
Trước lúc bước vào cuộc đấu pool 10 dài 3 ngày của “Thách đấu B52” với Tạ Văn Linh, diễn ra từ 18h00 các ngày 2-3-4 tháng 3/2021, cơ thủ billiards & snooker Nguyễn Phúc Long đã đưa ra góc nhìn về trò chơi.
“Thách đấu B52” diễn ra từ 2-3-4 tháng 3/2021, anh Nguyễn Phúc Long đánh giá yếu tố nào là quan trọng cho cuộc đấu dài ngày này?
– Chắc là thể lực. Như tôi thì tôi có những bài tập thể lực riêng cho mình. Vì không tập chung nên tôi không biết các bạn khác tự tập ra làm sao. Vài năm gần đây có các VĐV trẻ chịu khó tập thể lực như Thiện Lương hay Hoàng “Sao Hỏa”… Người nào tập thể lực sẽ bứt phá lên, vượt trội lên, chưa nói về mặt kỹ thuật.
Anh Long có thể tiết lộ về phương pháp tập thể lực của mình?
– Cái này chắc phải đợi sau trận đấu mới nói được, vì còn cần xem hiệu quả ra sao. Nhưng tôi tin là mình đủ thể lực để đánh. Vì mục tiêu của tôi là đánh 100 điểm trong 1 ngày thôi.
Trên thế giới này đã có cơ thủ nào đánh được 100 điểm trong 1 ngày chưa anh?
– Hiện nay chưa có. Họ đánh được 100 ván (mỗi ván tính 1 điểm – PV), nhưng hiện nay chưa có trận đấu chính thức nào cả. Họ chỉ đánh đến 100 trong 3 ngày. Nhưng tại sao tôi phải đặt cái mốc 100 trong 1 ngày?
Vì khi họ chơi như vậy thì không thể nói họ không đủ sức đánh 100 trong 1 ngày. Họ thừa sức đánh 100 trong 1 ngày. Tuy nhiên, họ vẫn đánh trong 3 ngày có lẽ vì lý do tổ chức, truyền thông, nhằm thu hút nhiều khán giả hơn. Còn đánh 1 ngày có thể không ai theo dõi hết cả, vì dài quá.
Nhưng theo quan điểm của Long, những VĐV Mỹ và châu Âu thừa sức đánh 100 trong 1 ngày, bởi vì những cơ thủ đánh nhanh như tôi thì đánh 100 ván mất có khoảng 3-4 tiếng thôi.
Như vậy, mục tiêu tổ chức trận “Thách đấu B52” lần này có ý nghĩa thế nào?
– Mục tiêu tổ chức trận đấu lần này tuy chưa nhắm đến 100 điểm 1 ngày, nhưng hy vọng hướng các VĐV đến vấn đề thể lực, vì mục tiêu sâu xa của môn billiards là sự tái tạo năng lượng.
Tại sao có những VĐV phải đánh một lúc mới chơi hay, một số VĐV ban đầu chơi hay rồi bị sụt? Nghe thì có vẻ là do sức bền, nhưng thật chất không hẳn như vậy.
Có người cứ từ từ đi lên, có người lại đầy sóng gió, lên voi xuống chó. Vấn đề là làm thế nào chọn đúng lối đi cho từng cá nhân? Vấn đề chính là hiểu được mình.
Nghĩa là sau khi dọn được bàn, anh phải nghĩ cách tổ chức những cú đánh tiếp theo như thế nào để có thể tái tạo năng lượng, để càng đánh, càng hay; càng đánh càng không thấy mệt.
Tương tự như khi lái xe lên dốc, anh cài số nào thì xe giựt giựt, để số nào thì xe yếu xìu, khiến anh mất hứng hoặc thấy mệt do xe cứ chồm chồm. Do đó, cái hay của người lái xe là làm sao trên con đường mình đi cần kiểm soát được lúc nhanh, lúc chậm, lúc thong thả…
Các đường cơ trong ván đấu đẹp cũng đến từ những điều như thế. Các cơ thủ hàng đầu trên thế giới gần đạt đến điều đó, nhưng họ chưa đưa được triết lý ấy ra. Thật ra đó là mức độ hài hòa của năng lượng thôi.
Giống như khi anh đánh mạnh 3 quả thì quả thứ 4 anh phải đánh nhẹ nhàng thôi để lấy lại sức. Anh đánh 5 quả nhẹ nhàng rồi thì anh cần đánh tiếp 1 quả mạnh lên để lấy lại nhiệt huyết.
Chứ anh cứ đánh xìu xìu, êm ả quá thì trận đấu nguội, khán giả cũng chẳng xem. Đó là những thứ mà khi đấu ở những chặng dài như thế này (Thách thức B52 – PV) thì sẽ bộc lộ ra.
Mục tiêu của tôi là để mỗi ván đấu thành một tác phẩm, chứ không chỉ nhằm dọn bàn. Đôi khi nhường cho đối thủ thắng cũng là một tác phẩm.
Theo webthethao
- Chi gần hết tiền bán Jota cho Liverpool, Wolves sắp đón sao Barca
- Marcus Rashford – hình mẫu cho các cầu thủ trẻ
- U17 NutiFood JMG dẫn đầu bảng E, hẹn gặp lò HAGL ở VCK
- Tiếp tục thắng chóng vánh, Djokovic thẳng tiến vào vòng 3 Pháp mở rộng
- Vừa trở lại sau chấn thương, Patrick Beverley lại bị truất quyền thi đấu