Quyết định lịch sử ở Hà Lan: Cầu thủ nữ được đá trong đội hình nam!

 

“Tôi đã chơi bóng với những chàng trai này từ khi lên 5 tuổi”, Ellen Fokkema, cô gái 19 tuổi lần đầu tiên thi đấu trong đội hình các cầu thủ nam của đội bóng nghiệp dư VV Foarut tại Hà Lan, cho biết.
Thử nghiệm ở Hà Lan
Ellen Fokkema đang rất tự hào và vui mừng khi chuẩn bị trở thành gương mặt thử nghiệm gây tranh cãi có thể chứng kiến sự ra đời của bóng đá dành cho các giới tính ở Hà Lan. Cho đến tháng 8 này, Liên đoàn bóng đá Hà Lan (KNVB) đã cấm phụ nữ trên 18 tuổi thi đấu cho các đội 1 của nam, nhưng họ hiện đồng ý với trường hợp một cầu thủ nữ 19 tuổi có thể tiếp tục khoác áo cho câu lạc bộ địa phương của cô. Dĩ nhiên, đây là trường hợp ngoại lệ và quyết định này chỉ được thử nghiệm một mùa giải.
 
 
“Thật tuyệt vời khi tôi có thể tiếp tục chơi trong đội, tôi đã thi đấu với những chàng trai này từ khi lên 5 tuổi”, tiền đạo của VV Foarut ở ngôi làng Frisian của Menaam nói.
Với dân số chỉ khoảng 2.600 người, Menaam thiếu một đội bóng của nữ và do không có lựa chọn nào khác, Fokkema buộc phải quyết định giữa việc xuất hiện trong đội hình dự bị của VV Foarut – phụ nữ trưởng thành không bị cấm tham gia các đội B nghiệp dư ở Hà Lan – hoặc, có thể từ bỏ bóng đá.
“Thật sự rất tiếc nếu tôi không được góp mặt trong đội vào mùa giải tới; tại sao vẫn không thể được?” Fokkema nói. “Tôi không biết mọi việc sẽ diễn ra như thế nào, nhưng tôi rất vui khi được tham gia thử nghiệm. Đó là một thách thức khá lớn, nhưng điều đó chỉ khiến tôi phấn khích hơn”.
Art Langeler, người đứng đầu bộ phận phát triển bóng đá của KNVB, có vẻ rất vui mừng trước việc thử nghiệm cầu thủ nữ ở hạng 4 trong 8 giải nghiệp dư nằm dưới hai giải chuyên nghiệp của bóng đá Hà Lan.
Langeler nói: “Mỗi năm đều có yêu cầu từ một hiệp hội để một cầu thủ nữ chơi bóng trong đội 1 nam của họ. Theo tôi, điều đặc biệt là các cô gái ở mọi cấp độ đều có thể chơi bóng đá hỗn hợp. KNVB ủng hộ cho đa dạng và bình đẳng giới. Chúng tôi tin rằng cần có chỗ cho tất cả mọi người trên mọi phương diện.
Chú thích ảnh
Ellen Fokkema, cầu thủ nữ đầu tiên được chơi trong đội hình các cầu thủ nam ở Hà Lan
“Hơn nữa, trong những trường hợp này là một thử thách thể thao thú vị mà chúng tôi không muốn ngăn cản. Đó là lí do tại sao chúng tôi bắt đầu thử nghiệm này. Kinh nghiệm sẽ cho biết nếu, và làm thế nào, nó hoạt động. Chúng tôi sẽ theo dõi mọi thứ đang diễn ra như thế nào với sự tham vấn chặt chẽ của câu lạc bộ. Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi có thể áp dụng quy định thay đổi”.
Khác biệt về giới
Logic của Langeler phản ánh sự thay đổi ngày càng tăng về quan điểm ở khắp châu Âu. Chẳng hạn như Liên đoàn bóng đá Anh (FA) cấm bóng đá hỗn hợp giới ở độ tuổi 18 – tăng từ 16 vào năm 2015 – nhưng gần đây đã tranh luận về việc cho phép bóng đá hỗn hợp ở cấp độ giải đấu dành cho người lớn. Ở Đức và Italy, điểm giới hạn là 17 tuổi.
Tại Đan Mạch, mặc dù không có lệnh cấm các trận đấu hỗn hợp giới – một ngoại lệ – thì tỉ lệ các cô gái chơi trong đội trẻ nam ở Hà Lan cao hơn đáng kể so với các nơi khác trên khắp lục địa già.
Vera Pauw, huấn luyện viên người Hà Lan của đội tuyển nữ Ireland, tin rằng xu hướng này giúp giải thích thành công quốc tế gần đây của Hà Lan khi họ giành chức vô địch châu Âu dành cho nữ năm 2017 và á quân tại World Cup bóng đá nữ 2019 sau trận chung kết với Mỹ.
Pauw – trước đây từng dẫn dắt Hà Lan, Nam Phi và Houston Dash – xem việc thay đổi quy tắc năm 1986 đã cho phép các cô gái Hà Lan dưới 12 tuổi lần đầu tiên tham gia các đội bóng của nam là bước ngoặt quyết định. Bà nói: “Kết quả vô cùng tích cực, nó đã mở ra cánh cửa cho bóng đá đa giới tính cạnh tranh trong suốt chặng đường phát triển của bóng đá trẻ. Bước cuối cùng để các giải đấu U19 được thực hiện là vào cuối những năm 1990.
Chú thích ảnh
Fokkema và các đồng đội nam ở đội VV Foarut
 
 
“Nó đã mang lại toàn bộ nền tảng kiến ​​thức vào đội tuyển nữ Hà Lan mà họ vẫn đang được hưởng lợi. Mọi cầu thủ hiện tại của đội tuyển quốc gia đều xuất phát từ các giải đấu này; mọi người đều đã thi đấu với các chàng trai. Đây là điều khiến chúng tôi khác biệt với các quốc gia khác”.
Tại Anh, một số nữ cầu thủ quốc tế, trong đó có Lucy Bronze, Rachel Daly và Leah Williamson, cũng đã chơi trong các đội nam cho đến khi khoảng 12 tuổi. Mặc dù có những ý kiến khác nhau về giá trị của bóng đá hỗn hợp và đặc biệt là nguy cơ chấn thương ở cấp độ trưởng thành, Williamson cảm thấy các cô gái chỉ có thể cải thiện bằng cách học hỏi để bù đắp những bất lợi về tâm sinh lý trên sân cỏ.
 
Hậu vệ của Arsenal nói: “Các cô gái trẻ phát triển sự hiểu biết về bóng đá khi chơi với các chàng trai. Chúng tôi không thể dựa vào các thuộc tính thể chất, chúng tôi không thể dựa vào tốc độ và sức mạnh, vì vậy chúng tôi phải khéo léo. Kĩ năng đó chuyển sang bóng đá nữ khi chúng tôi lớn hơn”.
Điểm gây tranh cãi lớn là ngưỡng phân biệt giới tính, trong đó cựu tiền vệ của Anh và Chelsea, Katie Chapman, là một trong số những người phản đối việc mở rộng bóng đá hỗn hợp từ 16 tuổi. “Sự khác biệt trong cơ chế của chúng tôi đã trở thành một vấn đề,” cô nói. “Đàn ông nhanh hơn và mạnh hơn. Tôi nghĩ 18 là khá cao”.
Thay đổi từ chiếc áo lót
5 năm trước, Sarah Dwyer-Shick – một huấn luyện viên bóng đá trẻ từ Mỹ – đã dành thời gian đến thăm bạn bè và đồng nghiệp rải rác khắp châu Phi. Cùng với kem chống muỗi và kem chống nắng, cô mang theo một túi nhỏ áo lót thể thao để làm quà tặng cho các cầu thủ trẻ ở vùng nông thôn Namibia.
Khi đến nơi, Dwyer-Shick thấy rằng những món quà của cô cũng được các cầu thủ lớn tuổi thèm muốn, trong đó có cả những cầu thủ của đội tuyển nữ Namibia. Cô nhận ra rằng, nhiều người trong số họ chưa từng sở hữu áo lót thể thao trước đây.
Đó là thời điểm ý tưởng về dự án The Sports Bra Project ra đời. 5 năm qua, The Sports Bra Project đã thu thập và phân phối hàng nghìn chiếc áo lót thể thao. Đến nay, 4.000 chiếc áo lót thể thao mới đã đến tay phụ nữ và trẻ em gái trong nhiều môn thể thao khác nhau tại hơn 20 quốc gia khác nhau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *